Đẩy mạnh năng lực chuyển đổi số ngành Tài nguyên và Môi trường

0
5
Rate this post

Ngày 8/11, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với VNPT Lâm Đồng tổ chức hội thảo Đẩy mạnh năng lực chuyển đổi số ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng với mong muốn định hướng và thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa công tác chuyển đổi số của ngành, góp phần nâng cao chỉ số chuyển đổi số của tỉnh.

Quang cảnh hội nghị

Trong những năm qua, chuyển đổi số đã được Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương tích cực đẩy mạnh, và đem lại hiệu quả rất lớn trong công tác quản lý của các cơ quan nhà nước cũng như mang lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Ngành Tài nguyên và Môi trường là một ngành có chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: đất đai; tài nguyên; địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám… Vì thế, nếu muốn phát triển, không còn cách nào khác là phải ứng dụng khoa học công nghệ và phải đẩy mạnh đổi mới sáng tạo.

Các đại biểu tham dự hội nghị

Tại hội thảo, 4 chuyên đề đã được thuyết trình và thảo luận. Cụ thể, chuyên đề Chuyển đổi số toàn diện ngành Tài nguyên và Môi trường – Mục tiêu và sứ mệnh của Tập đoàn VNPT với sự trình bày của ông Nguyễn Tất Thắng, Giám đốc Trung tâm giải pháp TNMT và Nông nghiệp – Tập đoàn VNPT, người đã gắn bó và đồng hành với ngành Tài nguyên môi trường ở hầu hết các địa phương trên cả nước, đặt nền móng của các hệ thống quản lý và vận hành cơ sở dữ liệu lớn của nghành như đất đai, tài nguyên môi trường và hệ thống cổng thông tin địa lý đa ngành, đa lĩnh vực tiến tới hình thành PSDI và NSDI.

Chuyên đề Giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực đất đai. Chính phủ cũng đã chỉ rõ các nhiệm vụ cho các ngành phải đồng loạt thực hiện trên tất cả các lĩnh vực để đẩy mạnh Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số gắn với chuyển đổi xanh và phát triển bền vững. Đất đai là một trong sáu khối dữ liệu quốc gia quan trọng. Công tác quản lý đất đai của Sở Tài nguyên và Môi trường trong những năm qua đã có những đóng góp đáng kể vào việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh.

Chuyên đề Giải pháp Cổng thông tin địa lý đa lĩnh vực, tích hợp kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch các ngành, phục vụ chuyển đổi số ứng dụng công nghệ GIS. Và chuyên đề cuối cùng, giải pháp ứng dụng công nghệ viễn thám và geo AI trong chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường, với nội dung công nghệ viễn thám và Geo AI trong lĩnh vực tài nguyên môi trường như giám sát hiện trạng sử dụng đất, cấp phép xây dựng, quản lý xói mòn, sạt lở, hay quản lý tài nguyên thiên nhiên, cảnh báo sớm các thiên tai,… ngày càng được ứng dụng mạnh mẽ đảm bảo độ an toàn, chính xác và tin cậy.

Ông Nguyễn Văn Đức – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Đức – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh: Nhiệm vụ của ngành Tài nguyên và Môi trường hiện nay là hết sức nặng nề. Vì vậy, việc triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, phục vụ người dân và doanh nghiệp cũng như các hoạt động chuyên môn của ngành Tài nguyên và Môi trường rất cấp thiết. Trong thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã quan tâm, chỉ đạo kịp thời việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần nâng cao hiệu quả đối với các lĩnh vực của ngành.

Trong lĩnh vực TNMT, Bộ TNMT đã có Quyết định số 3196/QĐ-BTNMT ngày 16/12/2019 Ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử 2.0 ngành TNMT, Quyết định số 417/QĐ-BTNMT ngày 10/03/2021 về Chương trình chuyển đổi số TN&MT đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, ngoài mục tiêu triển khai các ứng dụng chuyển đổi số để phục vụ tốt hơn người dân, doanh nghiệp cũng như công tác chỉ đạo, điều hành và xử lý công việc trong các Cơ quan nhà nước của ngành nói chung thì Bộ cũng có mục tiêu đến năm 2030: “Xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên và môi trường; huy động các tổ chức, cá nhân và cộng đồng hoạt động xây dựng, cung cấp dữ liệu số, cung cấp dịch vụ số… về tài nguyên và môi trường. Cung cấp đầy đủ dịch vụ dữ liệu, thông tin về tài nguyên và môi trường cho phát triển kinh tế số, dịch vụ nội dung số. Góp phần để tỷ trọng kinh tế số chiếm 30% GDP, năng suất lao động hàng năm tăng 8%”.

Đây là các mục tiêu dài hạn đòi hỏi có lộ trình và kế hoạch để triển khai chuyển đổi số một cách bài bản, hiệu quả.

DIỄM THƯƠNG

Nguồn: https://baolamdong.vn/xa-hoi/202411/day-manh-nang-luc-chuyen-doi-so-nganh-tai-nguyen-moi-truong-2945dc9/

Bài trướcChuyển đổi số nâng cao chất lượng công tác Hội Nông dân
Bài tiếp theoHướng dẫn đăng ký chữ ký số trên ứng dụng VNeID
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận