Tổng công ty hạ tầng mạng VNPT Net

1
936
5/5 - (5 bình chọn)
Tổng Công ty Hạ tầng mạng (tên gọi tắt VNPT-Net) là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Được thành lập theo Quyết định số 86/QĐ-VNPT-HĐTV-TCCB ngày 08 tháng 5 năm 2015của Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Công ty Viễn thông Liên tỉnh (VTN), bộ phận quản lý và điều hành viễn thông của Tập đoàn, bộ phận hạ tầng của các đơn vị Công ty Dịch vụ Viễn thông (Vinaphone), Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC), Công ty Viễn thông Quốc tế (VNPT-I), vệ tinh Vinasat 1, 2 và hạ tầng kỹ thuật của các Trung tâm Chuyển mạch Truyền dẫn thuộc 63 viễn thông tỉnh thành phố.

– Tên giao dịch bằng tiếng Việt: Tổng Công ty Hạ tầng mạng
– Tên giao dịch quốc tế: VNPT Net Corporation
– Tên viết tắt: VNPT-Net
– Trụ sở chính: số 30 đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Điện thoại: (84-24) 3787 7777
Fax : (84-24) 3787 6600
Email: [email protected]
Website: www.vnptnet.vn

Chức năng nhiệm vụ

Thực hiện chức năng chính:

– Quản lý sử dụng các nguồn lực của Nhà nước được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam phân giao cho Tổng Công ty, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển nhằm phát triển phần vốn và các nguồn lực khác được giao

-Tổ chức, quản lý, khai thác, điều hành phát triển mạng lưới viễn thông theo quy định của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và những quy định quản lý của nhà nước về viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông.

– Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ các cơ quan đảng, nhà nước; phục vụ quốc phòng, an ninh, ngoại giao; các yêu cầu thông tin liên lạc khẩn cấp; đảm bảo các dịch vụ viễn thông cơ bản.

– Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, trang thiết bị theo quy hoạch.

– Tham gia các tổ chức viễn thông quốc tế với tư các đại diện cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam khi được ủy quyền.

– Hợp tác, phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị khác trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam để đạt được các mục tiêu kế hoạch chung về sản xuất kinh doanh.

Kinh doanh các dịch vụ:

– Hoạt động viễn thông có dây; hoạt động viễn thông không dây; hoạt động viễn thông khác.

– Tổ chức sản xuất, bán buôn các sản phẩm, dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin cho Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông, Tổng Công ty Truyền thông và các nhà khai thác khác theo quy định.

– Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây dựng, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa, cho thuê công trình thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông.

– Kinh doanh các ngành nghề khác sau khi được Tập đoàn phê duyệt.

Khách hàng, đối tác

VNPT-Net có quan hệ hợp tác với hầu hết các hãng, các Tập đoàn viễn thông, công nghệ thông tin hàng đầu trên thế giới và trong nước.

Hệ thống thiết bị trên mạng lưới của VNPT-Net được đầu tư từ các nhà sản xuất có năng lực và uy tín trên thế giới và khu vực; Hợp tác với nhiều hãng, nhiều doanh nghiệp thực hiện bảo dưỡng, hỗ trợ kỹ thuật hệ thống.

VNPT-Net đã và đang hợp tác với các Tập đoàn của các quốc gia thực hiện đầu tư và khai thác hệ thống các tuyến cáp quang biển quốc tế.

Thông qua các đơn vị chủ dịch vụ của Tập đoàn, Viễn thông các tỉnh, thành phố, VNPT Net đang gián tiếp chuyển tới khách hàng các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin.

 

Sơ đồ tổ chức của Tổng công ty Hạ tầng mạng

Tổng công ty Hạ tầng mạng là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, hoạt động theo mô hình Tổng công ty và được đăng ký hoạt động dưới hình thức chi nhánh của doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức quản lý: Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Văn phòng và các Ban giúp việc chuyên môn nghiệp vụ.

 

Các Ban chức năng tham mưu và đơn vị kinh tế trực thuộc

CÁC BAN CHỨC NĂNG THAM MƯU
1. Văn phòng Tổng Công ty
2. Ban Tổ chức – Nhân sự
3. Ban Kế hoạch – Đầu tư
4. Ban Kỹ thuật
5. Ban Kế toán – Tài chính
CÁC ĐƠN VỊ KINH TẾ TRỰC THUỘC
1. Ban Khai thác mạng
2. Ban Phát triển mạng Quốc tế
3. Ban Đối soát và Thanh khoản
4.  Ban Quản lý Dự án Hạ tầng I
5.  Ban Quản lý Dự án Hạ tầng II
6.  Ban Quản lý Dự án Kiến trúc
7.  Trung tâm Hạ tầng mạng miền Bắc
8.   Trung tâm Hạ tầng mạng miền Trung
9.   Trung tâm Hạ tầng mạng miền Nam
10.   Trung tâm Chuyển đổi số
HẠ TẦNG MẠNG LƯỚI
VNPT Net là đơn vị chủ lực trong phát triển, quản lý, khai thác cơ sở hạ tầng, mạng lưới viễn thông và hệ thống các trung tâm kỹ thuật, đài, trạm kết nối trong nước và trong nước với quốc tế.
Mạng thông tin di động
Hiện có 80.000 trạm thu phát phủ sóng dịch vụ di động Vinaphone theo các công nghệ 2G, 3G, 4G trên địa bàn 63/63 tỉnh, thành phố.
Thực hiện roaming mạng Vinaphone với hơn 450 nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động thuộc 200 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Mạng băng rộng
VNPT Net bảo đảm đường truyền, phát triển dịch vụ băng rộng, thuê bao Internet của VNPT trên cả nước. Tổng dung lượng Internet quốc tế là hơn 2.100Gbps; POP Internet của dịch vụ xDSL có tốc độ 20Mbps.
Hệ thống cáp quang bao phủ 96% số xã trên cả nước, tốc độ từ 20Mbps đến 1Gbps; mạng FTTx đáp ứng nhu cầu truy cập Internet và các dịch vụ giá trị gia tăng sử dụng băng thông lớn như: IPTV, Đào tạo trực tuyến; Hội nghị truyền hình đa phương tiện…
Truyền dẫn liên tỉnh
Tuyến trục quốc gia, mạch vòng, các tuyến liên tỉnh có đô dài hơn 17.500 km, các hệ thống Backbone: Alcatel 330G; Ciena 240G, Ciena 120G và 46 hệ thống Metro…VNPT Net thực hiện trao đổi với các đối tác  (Viettel, FPT, SPT, BTLTT) theo phương thức 1+1, 1+n  duy trì năng lực, an ninh, an toàn các tuyến truyền dẫn trọng yếu.
Hệ thống vệ tinh VINASAT:
Vệ tinh VINASAT-1 có vị trí quỹ đạo 132oE, với 20 bộ phát đáp (8 bộ ở băng tần C và 12 bộ băng Ku), phủ sóng toàn quốc và các quốc gia Lào, Campuchia, Thái Lan, một phần Myanmar, đáp ứng dịch vụ kênh thuê riêng, phát hình lưu động, đào tạo từ xa, truyền hình DTH, truyền hình hội nghị, truyền dữ liệu cho các ngân hàng, đường truyền cho nhà cung cấp dịch vụ Internet, điện thoại vùng sâu vùng xa…
VINASAT-2 có vị trí 131,8oE với 24 bộ phát đáp băng tần Ku, phủ sóng toàn bộ khu vực Đông Nam Á và một số nước lân cận.
VINASAT-1, VINASAT-2 có 2 Trạm Điều khiển vệ tinh tại Quế Dương (Hà Nội) và Bình Dương.
Truyền dẫn quốc tế 
 
Hệ thống cáp quang biển cập bờ tại Việt Nam
Tuyến cáp quang biển SMW-3 cập bờ tại Đà Nẵng, sử dụng công nghệ ghép bước sóng quang (DWDM) có tổng dung lượng hệ thống 320 Gbps nối liền Việt Nam với 39 nước trên thế giới, từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đông Nam Á tới Châu Âu.
Hệ thống cáp quang biển SMW-3
Tuyến cáp quang biển AAG,  trạm cập bờ tại Vũng Tàu, tổng dung lượng 29,5 Tbps, là tuyến cáp đầu tiên kết nối giữa Đông Nam Á và Hoa Kỳ, sử dụng công nghệ DWDM, kết nối lưu lượng giữa Việt Nam với các nước vùng lãnh thổ Malaysia, Singapore, Thái Lan, Brunei, Hồng Kông, Philippines và Hoa Kỳ.
Hệ thống cáp quang biển AAG
Tuyến cáp quang biển APG cập bờ tại Đà Nẵng, kết nối lưu lượng giữa các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan, Thailand, Việt Nam và Singapore. Tuyến APG cập bờ tại Đà Nẵng với dung lượng thiết kế lên tới 43,8 Tbps.
Hệ thống cáp quang biển APG
Tuyến cáp quang AAE-1 cập bờ tại Vũng Tàu, kết nối Hồng Kông, Việt Nam, Cam-pu-chia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Oman, các tiểu vương quốc Ả Rập, Qatar, Yemen, Djibouti, Saudi Arabia, Ai Cập, Hy Lạp, Ý và Pháp. Dung lượng thiết kế là 40 Terabytes và công nghệ 100Gpbs/bước sóng, dung lượng của VNPT đang sử dụng là 298 Gbps.
Hệ thống cáp quang biển AAE-1
Hệ thống cáp quang quốc tế khác mà VNPT Net có dung lượng.
Tuyến cáp quang FASTER cập bờ tại Oregon, Mỹ và hai điểm tại Nhật Bản là ở tỉnh Chiba và Mie. Tuyến cáp có đường truyền mở rộng tới các trung tâm lớn ở bờ tây Mỹ gồm Los Angeles, San Francisco, Portland và Seattle. FASTER còn kết nối tới các tuyến cáp lận cận trong khu vực châu Á.
Hệ thống cáp quang biển Faster
Tuyến cáp quang biển Unity xuyên Thái Bình Dương có chi phí xây dựng ban đầu xấp xỉ 300 triệu đô. Dung lượng thiết kế lên tới 7.68 Tbps, vận hành trên hệ thống 96x10G DWDM. Tuyến cáp kết nối Chikura, Nhật Bản và Los Angeles, Mỹ.
Bên cạnh đó, VNPT Net còn sử dụng dung lượng trên các hệ thống cáp quang quốc tế khác không kết cuối tại Việt Nam bao gồm China-US, FLAG, APCN2, SMW-4 và TPE nhằm đáp ứg dung lượng nối tiếp đi các quốc gia, vùng lãnh thổ khác trong khu vực Châu Á, Châu Mỹ và Châu Âu.
Hệ thống cáp quang quốc tế đất liền
Hệ thống cáp quang đất liền qua biên giới kết nối trực tiếp với nhiều đối tác khác nhau thuộc các quốc gia Trung Quốc, Lào, Campuchia gồm hệ thống cáp quang biên giới Việt Nam – Trung Quốc với tổng dung lượng trên 120 Gbps; Hệ thống cáp quang Việt Nam – Lào và Việt Nam – Campuchia với tổng dung lượng hơn 200 Gbps./.
Bài trướcVinaphone Trần Duy Hưng chuyển về Nguyễn Văn Huyên
Bài tiếp theoVNPT Money có mất phí không
Theo dõi
Thông báo của
guest

1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] Tổng công ty hạ tầng mạng VNPT Net […]